Khi nào NÊN và KHÔNG NÊN uống đông trùng hạ thảo?
Khi nào nên uống đông trùng hạ thảo? Khi nào không nên uống? Uống khi nào tốt nhất cho sức khỏe, sức dụng ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất với sức khỏe. Tất cả những vấn đề đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo
Nhắc đến đông trùng hạ thảo hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến dược liệu quý với nhiều công dụng. Dù bổ dưỡng là vậy nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Vậy khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo để đảm bảo an toàn?Nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì bạn không nên dùng đông trùng hạ thảo:
- Trẻ em dưới 5 tuổi thể trạng còn yếu, nhiều vị thuốc bổ không thể tiếp nhận nên không được dùng trùng thảo.
- Phụ nữ mang thai mà đặc biệt là ở những tháng đầu tiên cũng thuốc nhóm đối tượng hạn chế uống đông trùng hạ thảo. Những tháng sau của thai kỳ nếu sức khỏe ổn định thì có thể sử dụng nhưng phải thông qua ý kiến bác sĩ.
- Các trường hợp bị mắc bệnh rối loạn đông máu tuyệt đối phải tránh xa thảo dược này. Hoạt chất cordyceps đối với người bình thường sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên với người bị mắc chứng rối loạn máu đông có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Người bị vết thương hở không được dùng trùng thảo, vì nó sẽ làm chậm quá trình phục hồi.
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tránh dùng đông trùng hạ thảo. Công dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch sẽ khiến cho tình trạng viêm khớp nặng hơn.
- Người mắc bệnh vảy nến và các bệnh liên quan đến bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm ruột, đa xơ cứng… cũng không nên dùng các loại đông trùng hạ thảo.
- Người chuẩn bị tiến hành phẫu thuật nên tạm ngưng sử dụng đông trùng hạ thảo.
Có thể thấy khá nhiều trường hợp không phù hợp để uống đông trùng hạ thảo. Tốt nhất là trước khi dùng nên kiểm tra kỹ để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Những trường hợp nên uống đông trùng hạ thảo
Trên thực tế, đông trùng hạ thảo mang lại những hiệu quả rất tích cực đối với người lớn tuổi, trong đó bao gồm cả công dụng bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị các căn bệnh thường gặp ở độ tuổi cao niên. Trong đó, những tác dụng chính của Đông trùng hạ thảo được khuyến khích cho nhóm đối tượng:
- Người cao tuổi: Đông trùng hạ thảo có công dụng chính là tăng cường oxy cho các tế bào, bồi bổ sức khỏe, từ đó cải thiện hiện tượng mệt mỏi ở người già.
- Nam giới và phụ nữ trung niên: Mục đích sử dụng Đông trùng hạ thảo cho đối tượng này chủ yếu là để tăng cường hormone, làm chậm quá trình mãn dục, tăng cường sinh lý ở cả nam và nữ.
- Người bệnh phổi: Nam giới hút thuốc lá, hoặc nữ giới mắc phải các vấn đề về phổi có thể sử dụng Đông trùng hạ thảo để tạp ra những tế bào mới khỏe mạnh, loại bỏ các tế bào nang phổi đã bị hư hỏng.
- Bệnh nhân hô hấp: Đông trùng có tác dụng rất tốt đối với phổi, vì thế dược liệu được dùng hỗ trợ điều trị cho người bị ho, hen suyễn, viêm phổi, bệnh nhân viêm phế quản cấp và mãn tính.
Ngoài ra những người bệnh có tiền sử, hoặc đang mắc phải các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,… đều có thể sử dụng dược liệu này để tăng cường sức khỏe. Dinh dưỡng đa dạng của Đông trùng sẽ bồi bổ các thiết hụt dưỡng chất hiệu quả, giúp ổn định đường huyết ngăn ngừa biến chứng.
Có thể bạn chưa biết, đông trùng hạ thảo hiện đang được xem là giải pháp giúp phục hồi và cải thiện triệu chứng hậu Covid vô cùng tốt. Hiện nay, nền y tế Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ quá tải do hội chứng hậu Covid 19 gây ra. Có đến hơn 30% bệnh nhân mắc hội chứng hậu Covid sau khi chữa khỏi bệnh và tiềm ẩn nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Hội chứng hậu Covid được hiểu là bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như khi nhiễm bệnh, mặc dù đã được chữa khỏi. Các triệu chứng thường gặp nhiều nhất là ho, khó thở, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, phát ban,… Rất nhiều người còn gặp các vấn đề khác như rụng tóc nhiều, rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, kém ăn,…
Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm đông trùng hạ thảo để đẩy nhanh quá trình hồi phục, khắc phục các triệu chứng hậu Covid.
Có thể thấy, đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý tiếp sức cho cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng chống đại dịch Covid-19. Thực tế, vị thuốc này đã được sử dụng để hỗ trợ đẩy lùi đại dịch SARS những năm 2003. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã có các công trình nghiên cứu và ứng dụng vị thuốc này trong hỗ trợ điều trị Covid-19.
Uống đông trùng hạ thảo lúc nào tốt nhất?
Khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo – việc uống đông trùng hạ thảo vào thời gian nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công dụng của sản phẩm. Theo đó, tùy theo loại đông trùng hạ thảo mà thời điểm cũng như cách dùng sẽ khác nhau.
Đông trùng hạ thảo dạng viên
Đông trùng hạ thảo dạng viên được bào chế bằng 100% trùng thảo hoặc có thể cho thêm ít tá dược. Loại này vừa thuận tiện mang theo bên người lại sử dụng dễ dàng. Tuy nhiên viên đông trùng hạ thảo uống vào lúc nào không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia, đối với dạng thuốc viên này có thể chia ra hai trường hợp:
- Người cần bồi bổ sức khỏe nên uống vào trước bữa ăn 30 phút.
- Trường hợp cần phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh thì tốt nhất là uống trước khi ngủ 30 phút.
Rượu đông trùng hạ thảo
Rượu đông trùng hạ thảo được các quý ông ưa chuộng dùng để tăng sinh lý, trị các bệnh di tinh, mộng tinh… Tuy nhiên uống loại rượu này vẫn cần phải chú ý thời điểm uống sao cho phù hợp nhất.
- Với rượu chỉ có đông trùng hạ thảo tốt nhất là nên uống vào buổi tối trước khi ngủ.
- Trường hợp có thêm các dược liệu khác như nhung hươu hay nhân sâm thì nên uống kèm theo trong bữa cơm.
Đông trùng hạ thảo khô
Dùng đông trùng hạ thảo khô đơn giản chỉ cần ngâm vào nước ấm rồi nhai trực tiếp. Ngoài ra người ta còn dùng chúng hãm trà để uống. Loại này dồi dào chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.
- Với cách nhai trực tiếp, thời điểm thích hợp nhất để ăn đông trùng hạ thảo khô là vào bữa sáng.
- Với cách hãm trà thì có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Dùng đông trùng hạ thảo khô chỉ việc nhai trực tiếp.
Cách dùng trà và các món ăn đông trùng hạ thảo
Trùng thảo còn có thể chế biến thành trà và những món ăn khác bồi bổ cho sức khỏe để bạn áp dụng tại nhà. Cách làm này hiện nay được ưa chuộng bởi có thể chế biến ở nhiều món ăn thay đổi khẩu vị.
Món ăn hoặc trà đông trùng hạ thảo uống khi nào bạn hãy chú ý như sau:
- Trà trùng thảo có thể hãm uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe và thư giãn tinh thần của bệnh nhân.
- Đông trùng hạ thảo tươi ăn trực tiếp chỉ nên dùng 1 sợi vào buổi sáng là được. Mỗi tuần chỉ nên dùng 3 đến 4 lần, tránh lạm dụng nhiều.
- Món ăn từ đông trùng hạ thảo như canh trùng thảo nấu bạch cập, gà hoặc ba ba hầm trùng thảo chỉ nên dùng từ 3 đến 4 lần mỗi tuần. Thời gian nấu món ăn không nên để quá 1 tiếng sẽ khiến dưỡng chất bị hao hụt.
Lưu ý khi dùng đông trùng hạ thảo để đạt hiệu quả
Ngoài thông tin khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo và hướng dẫn dùng đông trùng hạ thảo uống lúc nào tốt trên đây bạn hãy lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây khi dùng dược liệu:
- Thời gian dùng trùng thảo không nên ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, củ cải và các loại trà.
- Đông trùng nên dùng theo liệu trình, mỗi liệu trình có thời gian nghỉ từ 3 đến 7 ngày
- Tránh tình trạng lạm dụng đông trùng hạ thảo bởi có nguy cơ phản ứng ngược. Lượng trùng thảo dùng mỗi ngày chỉ nên từ 3 đến 8g để cân bằng nồng độ hoạt chất trong máu.
- Món ăn và pha đông trùng hạ thảo chỉ nấu bằng nồi thủy tinh không nấu bằng những chất liệu khá như kim loại để tránh ảnh hưởng đến dược tính.
- Không nấu đông trùng hạ thảo trên lửa lớn, thời gian lâu sẽ khiến tác dụng của dược liệu bị thay đổi.
- Chỉ nên mua đông trùng hạ thảo ở những cơ sở uy tín để được bảo đảm về chất lượng và giá thành hợp lý.